19+ mẫu thiết kế phòng bếp nhà ống tiện nghi, cao cấp
03 Tháng Mười Một, 2022
Phòng bếp đẹp nhà ống là nơi tất cả các thành viên sum vầy bên nhau sau một ngày làm việc mệt mỏi và đây cũng là nơi giữ lửa và lan tỏa yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Do vậy, việc thiết kế nội thất đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một không gian ấm cúng, thoải mái để phòng bếp sẽ trở thành nơi lưu giữ những kỉ niệm đẹp cho cả nhà. Dưới đây là những mẫu thiết kế nội thất phòng bếp mà MAP Design đã tổng hợp được vừa đảm bảo công năng sử dụng vừa đáp ứng yếu tố thẩm mỹ.
>>>> TÌM HIỂU NGAY: 15+ mẫu thiết kế nội thất, hiện đại – cao cấp nhất
1. Đặc điểm nổi bật của nội thất phòng bếp nhà ống
Mặc dù nhà ống ngày càng được ưa chuộng xây dựng bởi nhiều gia đình, đặc biệt ở những thành phố lớn nơi diện tích đất hạn chế. Tuy nhiên, đặc trưng của nhà ống là không gian nhỏ, do vậy trong quá trình thiết kế nội thất cho phòng bếp đẹp nhà ống lại gặp nhiều khó khăn. Để tránh làm cho phòng bếp trở nên ngột ngạt hoặc trống trải bạn cần lưu ý đến các nội thất sử dụng:
Nên sử dụng tủ bếp kiểu chữ I hoặc chữ L: Nhằm tận dụng các không gian nhỏ trong phòng bếp nhà ống thì những mẫu tủ bếp gọn, tiện ích là lựa chọn lý tưởng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tối ưu diện tích phòng bằng cách tích hợp sử dụng tủ bếp dưới hoặc tủ bếp trên tùy theo nhu cầu và cách bài trí.
Ưu tiên tủ bếp sử dụng phụ kiện thông minh: Những phụ kiện tủ bếp đa năng, thông minh như tay nâng với cánh trên, kệ góc,…chính là giải pháp hiệu quả vừa đảm bảo sự tiện ích trong quá trình sử dụng vừa tiết kiệm không gian khi thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống.
Cách đặt và kiểu dáng bàn ăn: Bàn ăn nên đặt ở vị trí thuận tiện, dễ dàng di chuyển tuy nhiên tránh đặt đối diện cửa ra vào hay bàn thờ, gần nhà vệ sinh,… Bạn nên ưu tiên lựa chọn những mẫu bàn hình tròn, elip hoặc hình vuông với thiết kế đơn giản và tránh những bàn ăn có cạnh sắc nhọn nếu gia đình có trẻ nhỏ.
2. Mẫu thiết kế phòng bếp đẹp cho nhà ống theo diện tích
Mỗi diện tích nhà ống sẽ có những mẫu thiết kế khác nhau sao cho phù hợp với không gian. Dưới đây là một số mẫu phòng bếp đẹp nhà ống mới nhất mà MAP Design đã tổng hợp dưa trên độ dài của bề ngang:
2.1 Mẫu phòng bếp 3m
Với nhà ống có chiều rộng 3m thì diện tích khu vực bếp chỉ khoảng chừng là 12m2. Không gian này không quá lớn nhưng bạn vẫn có thể thiết kế mẫu phòng bếp hiện đại cho nhà ống. Bạn nên lựa chọn những bếp chữ I hoặc chữ L vì 2 kiểu bếp này được sản xuất nhỏ gọn phù hợp với nhà bếp có không gian nhỏ hẹp, đồng thời vẫn đáp ứng đầy đủ các tính năng cần thiết khi sử dụng.
Nhà ống 4m sẽ có không gian thoải mái hơn 3m do vậy mà bạn có thể lựa chọn thêm những đồ nội thất khác để trang trí cho phòng bếp đẹp nhà ống của mình. Điều này không chỉ giúp cho không gian trở nên hiện đại hơn mà còn tận dụng được các khoảng góc chết của khu vực bếp.
2.3 Mẫu phòng bếp 5m
Phòng bếp đẹp nhà ống 5m có bề ngang rộng, phù hợp với nhiều loại kiểu bếp, thậm chí bạn có thể thiết kế thêm đảo bếp hoặc quầy bar mini. Với không gian khá lớn như thế này, bạn nên kết hợp khu vực bàn ăn ngay trong phòng bếp nhà ống để không xuất hiện khoảng trống. Những mẫu bàn vuông khoảng 6 người hoặc bàn tròn bằng gỗ, kính cường lực là lựa chọn đươc ưa chuộng vì chúng tăng sự hiện đại, sang trọng cho phòng bếp.
3. Mẫu thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống theo không gian
Khi thiết kế nội thất nhà ống hiện đại cần đảm bảo hài hòa về màu sắc, cách bài trí và tính thẩm mỹ giữa các không gian với nhau góp phần xây dựng một môi trường sống thoải mái, tiện ích, đầy đủ công năng và thể hiện tính cách riêng của gia chủ. MAP Design sẽ giới thiệu một số mẫu thiết kế phòng bếp đẹp nhà ống để tạo sự cân bằng nhất với các khu vực khác:
3.1 Thiết kế phòng bếp nhà ống nối liền phòng khách
Nếu bạn không muốn đặt phòng khách và phòng bếp ở 2 khu vực khác nhau tốn diện tích thì bạn có thể thiết kế phòng bếp đẹp nhà ống nối liền với phòng khách để tạo cảm giác thông thoáng hơn.
Thiết kế này là giải pháp tối ưu cho cả những căn nhà có diện tích nhỏ, vừa giúp tận dụng tối đa không gian vừa đem đến hiệu ứng thẩm mỹ cao theo không gian 3 chiều. Bạn cũng có thể sử dụng một vách ngăn cột gỗ hoặc có hoa văn nhẹ nhàng để ngăn chia tạo điểm nhấn tinh tế cho tổng thể ngôi nhà cũng như cho nội thất phòng bếp nhà ống.
3.2 Phòng bếp nhà ống kết hợp phòng ăn tận dụng diện tích
Kết hợp phòng ăn vào phòng bếp hiện là xu hướng đang được nhiều gia đình lựa chọn. Mẫu phòng bếp nhà ống hiện đại này sẽ tiết kiệm diện tích và tạo sự thuận tiện trong quá trình sinh hoạt hằng ngày. Để tránh không khí ngột ngạt khi dùng bữa do khói, dầu mỡ, ám mùi khi nấu nướng tạo ra thì bạn hãy bố trí thêm những chậu cây xanh nhỏ trên bàn ăn hoặc thiết kế những cửa sổ vừa phải để giúp không gian thoáng mát.
3.3 Thiết kế phòng bếp nhà ống với giếng trời và cửa sổ
Đặc thù của nhà ống chiều ngang hạn chế, thường có ít cửa sổ hoặc không có cửa sổ cho căn bếp. Để giải quyết tình trạng này, bạn nên thiết kế giếng trời hay cửa sổ cho phòng bếp đẹp nhà ống để không gian thông thoáng hơn. Với cách thiết kế này căn phòng sẽ được giải phóng đi mùi thức ăn khi nấu nước.
4. Mẫu thiết kế phòng bếp nhà ống đa dạng phong cách
Nhà ống là loại hình nhà ở được ưa chuộng để xây dựng, đặc biệt là ở những thành phố lớn bởi không chỉ có tính ưu việt về chi phí mà nhà ống còn phù hợp với những phong cách thiết kế khác nhau, chính vì thế mà đây luôn là lựa chọn ưu tiên của nhiều gia đình. Mỗi lối thiết kế đều mang đến một vẻ đẹp riêng biệt cho không gian, dưới đây là những phong cách trang trí nội thất phòng bếp nhà ống mới mà bạn có thể tham khảo:
4.1 Thiết kế theo phong cách hiện đại
Phong cách hiện đại là lối thiết kế phù hợp với mọi loại hình nhà ở, trong đó có nhà ống. Cách trang trí phòng bếp nhà ống theo hơi hướng hiện đại sẽ mang đến vẻ đẹp trẻ trung, mới mẻ nhưng vẫn sang trọng và tinh tế. Màu sắc chủ yếu là gam màu sáng như trắng hoặc màu trung tính như xám, đen,… Kết hợp với hệ thống đèn âm trần hiện đại, thông minh.
4.2 Thiết kế theo phong cách tối giản
Những ai ưa thích một không gian phòng bếp đẹp nhà ống ấm cúng, nhẹ nhàng thì phong cách tối giản là lựa chọn lý tưởng. Với cách thiết kế này sẽ loại bỏ dần các chi tiết và hoa văn cầu kỳ, tinh xảo nhưng vẫn đảm bảo được sự tinh tế và tính thẩm mỹ cho không gian. Màu sắc sẽ tập trung vào các gam màu trung tính, cơ bản và đơn sắc.
4.3 Thiết kế theo phong cách tân cổ điển
Tân cổ điển là sự giao thoa tuyệt vời giữa phong cách cổ điển và phong cách hiện đại. Bên cạnh việc tập trung các các đường nét tinh xảo, không gian được phân chia theo tỉ lệ vàng thì sử dụng những nội thất làm từ chất liệu cao cấp, sang trọng sẽ tăng thêm nét đẹp quý phái, trang nhã cho phòng bếp đẹp nhà ống.
4.4 Thiết kế theo phong cách Bắc Âu
Phong cách Bắc Âu hay còn được gọi là Scandinavian, đây là sự kết hợp hài hòa giữa 3 yếu tố vẻ đẹp, chức năng tiện dụng và tối giản. Mẫu phòng bếp nhà ống theo cách thiết kế này ngày càng được ưa chuộng vì sự ấm áp, giản dị nhưng vẫn tinh tế, thanh lịch. Ngoài ra bạn cũng có thể kết hợp với hệ màu khác như đen, kem, xanh ngọc,…để trung hòa về mặt thị giác.
5. Lưu ý, cách bố trí phòng bếp đẹp nhà ống hợp phong thủy mà bạn cần biết
Cách bố trí phòng bếp nhà ống bị ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố phong thủy vì nhiều người quan niệm rằng phong thủy sẽ ảnh hưởng đến sự êm đềm, hạnh phúc của gia đình. Do vậy, khi thiết kế nội thất cho tổng thể căn nhà nói chung và phòng bếp nói riêng cần chú ý đến các điều sau:
5.1 Hướng phòng bếp
Vấn đề phong thủy được đặc biệt được quan tâm khi đặt hướng cho phòng bếp đẹp nhà ống. Không nên thiết kế khu bếp nhìn thẳng ra cửa chính bởi nhiều người quan niệm điều này sẽ khiến cho gia chủ dễ nóng nảy, khó kiểm soát hành động của mình. Ngoài ra tránh để phòng bếp đối diện nhà vệ sinh không chỉ làm mất mỹ quan mà còn gây khó chịu trong quá trình sinh hoạt hằng ngày.
5.2 Màu sắc hợp phong thủy
Nên lựa chọn những tông màu vừa thẩm mỹ vừa biểu trưng cho sự may mắn như chọn những màu tương hợp với mệnh của gia chủ. Ví dụ những người mệnh Thủy thì nên chọn các gam màu lạnh, còn mệnh Thổ thì những hệ màu nóng như vàng là phù hợp. Đặc biệt khi thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống cần đảm bảo sự hài hòa với phong cách chung của tổng thể căn nhà tránh sự rối mắt, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái.
Việc sắp xếp, bố trí nội thất trong phòng bếp đẹp nhà ống cần được tính toán kỹ lưỡng vì nhà ống có diện tích hạn chế nên không gian phải được tận dụng hiệu quả và hợp lý. Đối với bàn ăn tránh đặt đối diện cửa ra vào, bàn thờ, gần nhà vệ sinh hay dưới gầm cầu thang. Bếp nấu và bồn rửa cần cách nhau tối thiểu 60cm, còn tủ lạnh không nên đặt sát tường mà lý tưởng là cách khoảng 10cm.
5.4 Sử dụng chất liệu tốt cho phòng bếp
Vật liệu là yếu tố quan trọng trong thiết kế nội thất phòng bếp nhà ống vì không phải loại chất liệu nào cũng phù hợp và đảm bảo chất lượng khi sử dụng. Bạn nên dùng các chất liệu gỗ chuyên dụng có khả năng chịu nước, chống mối mọt để nâng cao tuổi thọ cũng như thuận tiện trong quá trình sinh hoạt. Ngoài ra, làm tủ bếp làm từ nhôm kính, inox, nhựa,… cũng là những vật liệu được ưa chuộng hàng đầu.
5.5 Sử dụng tối đa không gian
Để tận dụng tối đa các khoảng không gian trong phòng bếp đẹp nhà ống, những dạng tủ bếp chữ L hoặc chữ I chính là giải pháp hiệu quả. Các mẫu tủ này có thiết kế nhỏ gọn, có thể đặt được trong các góc chết mà vẫn đảm bảo tính đa năng và thuận tiện sử dụng. Bàn ăn nên là những mẫu bàn có dáng tròn, hình chữ nhật hoặc elip.
Trên đây là những mẫu thiết kế mới nhất cũng như là các lưu ý khi thiết kế nội thất phòng bếp đẹp nhà ốngmàMAP Design đã tổng hợp được. Mong rằng các bạn đã có thêm nhiều ý tưởng hơn cho ngôi nhà mình. Nếu muốn được tư vấn kịp thời về bất cứ thắc mắc nào thì hãy liên hệ ngay tới MAP Design theo thông tin dưới đây:
Trải qua 7 năm xây dựng và phát triển công ty MAP Design dưới sự dẫn dắt của Lê Mạnh Cường đã trở thành đơn vị thân thiết uy tín của nhiều hộ gia đình. Bên cạnh đó, MAP Design cũng trở thành đối tác đáng tin cậy của nhiều doanh nghiệp lớn mang đến những thiết kế chất lượng nhất, đội ngũ thi công thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo quyền lợi cho khách hàng nhất.