99+ mẫu ban công nhà phố đẹp mê hồn, thu hút mọi ánh nhìn

08 Tháng Một, 2023

Xu hướng hiện nay thiết kế ban công nhà phố hướng ra phía trước mặt tiền giúp không gian trở nên rộng mở , tăng thêm tính thẩm mỹ cho ngôi nhà. Vậy những mẫu thiết kế ban công đẹp cho nhà phố nào đang được mọi người ưa chuộng? Hãy cùng MAP Design tìm hiểu ngay những mẫu thiết kế bắt mắt, ấn tượng ngay dưới đây.

>>>> XEM CHI TIẾT: 11+ mẫu thiết kế nhà phố hiện đại, sang trọng cuốn hút gia chủ

1. Lợi ích có ban công nhà phố là gì?

Ban công nhà phố là một phần diện tích không gian nhỏ được xây dựng nhô ra theo hướng mặt tiền của nhà và nó nối giữa mỗi tầng của tòa nhà. Phía ngoài ban công được xây dựng lan can để bảo vệ sự an toàn của mọi người tránh những tình huống nguy hiểm. Bên trong ban công sẽ là nơi trang trí những món đồ nội thất như bàn trà, ghế và trồng những loại cây xanh, hoa tươi đẹp.

Ban công nhà phố
Ban công nhà phố là khu vực nhỏ được xây dựng nhô ra theo hướng mặt tiền của nhà

Việc xây dựng ban công đẹp cho nhà phố sẽ giúp cho căn nhà của bạn trở nên rộng hơn, thoáng hơn. Đặc biệt đây cũng chính là không gian để bạn và gia đình thư giãn, ngắm nhìn khung cảnh xung quanh sau một ngày làm việc mệt mỏi. Bạn cũng có thể tạo một khu vườn nhỏ, trồng những loại cây yêu thích để chăm bón chúng mỗi ngày.

ban công nhà phố
Mẫu thiết kế ban công dành cho nhà phố tạo không gian xanh

>>>> XEM NGAY: Mẫu nhà phố phong cách tối giản | Nguyên tắc trong thiết kế

2. Xu hướng thiết kế ban công nhà phố đẹp nhất 2023

Thiết kế ban công dường như là một phần không thể thiếu khi xây dựng một ngôi nhà phố. Một ban công rộng mát sẽ tạo nên sự hài hòa, cân đối với những không gian khác trong ngôi nhà của bạn. Vậy hiện nay có những mẫu trang trí ban công nhà phố nào đẹp, thu hút và ấn tượng? MAP Design sẽ gợi ý cho bạn những mẫu ban công nhà phố đẹp theo nhiều phong cách khác nhau giúp bạn thoải mái lựa chọn.

2.1 Thiết kế ban công nhà phố phong cách hiện đại

Những mẫu nhà phố, nhà ống có diện tích rộng thì xây dựng một ban công hướng theo phong cách hiện đại chính là một lựa chọn tuyệt vời. Tại đây bạn có thể lắp đặt những khung chắn bảo vệ bằng sắt có màu trung tính để tăng thêm phần hiện đại cao cấp cho ngôi nhà. Bên cạnh đó bạn cũng có thể trồng những loại cây xung quanh vừa tô điểm thêm cho ngôi nhà vừa tạo không khí trong xanh.

Ban công nhà phố
Thiết kế ban công nhà phố theo phong cách hiện đại

Đối với những ngôi nhà có diện tích rộng, bạn cũng có thể xây một khu ban công rộng rãi phục vụ cho nhu cầu thư giãn của mình. Trồng và chăm những loại cây, loại hoa xung quanh cũng là một ý tưởng tuyệt vời giúp làm tăng nét đẹp của ngôi nhà. Đối với những ngôi nhà có diện tích nhỏ hơn thì bạn không cần phải trồng quá nhiều cây cảnh xung quanh.

ban công đẹp cho nhà phố
Phong cách ban công nhà phố trẻ trung

>>>> TÌM HIỂU NGAY: 7 mẫu sân vườn sau nhà ống đơn giản và đầy tinh tế

2.2 Thiết kế ban công nhà phố phong cách cổ điển, tân cổ điển

Đối với những căn nhà được xây dựng theo phong cách cổ điển hoặc tân cổ điển thì ban công nhà phố bạn cũng cần phải theo phong cách đó. Những mẫu ban công cổ điển thường được thiết kế đi kèm với khung cửa sổ, chúng có phong cách nhỏ nhắn nhưng không kém phần sang trọng. Phần khung chắn được làm bằng sắt có đường cong nhô ra kết hợp với những tone màu vintage mang đến sự quý phái, đậm chất cổ điển.

Ban công nhà phố
Ban công nhà phố theo phong cách cổ điển mang đến sự sang trọng

Những ban công nhà phố tân cổ điển sẽ chỉ là nơi để bạn đứng ngắm nhìn khung cảnh, hít thở không khí. Bạn không nên trang trí những món đồ nội thất cũng như trồng cây ở đây bởi diện tích ở đây khá nhỏ, nó sẽ làm ban công chật hẹp hơn đấy. Phần trụ của mẫu ban công nhà phố được thiết kế theo hình tròn với những họa tiết sang trọng góp phần làm cho căn nhà của bạn thêm uy quyền hơn.

mẫu ban công nhà phố đẹp
Nhà phố với mẫu ban công tân cổ điển tạo không gian đẳng cấp

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Phối cảnh nhà phố 3D là gì? Địa chỉ thiết kế nhà phố từ A-Z

2.3 Thiết kế ban công nhà phố phong cách Á Đông

Phong cách Á Đông hướng đến một không gian xanh với phần ban công được xây dựng bằng những viên gạch đá tạo cảm giác vững chắc. Bạn nên lựa chọn những viên gạch đá có màu trung tính như đen, xám hoặc có màu sáng như màu be có viên xen kẻ. Như vậy sẽ giúp ban công nhà phố thêm chắc chắn, an toàn và kiên cố hơn.

Ban công nhà phố
Mẫu ban công theo phong cách Á Đông

Phần trên của ban công lựa chọn những thanh chắn ngang được làm bằng sắt chắc chắn, trang trí thêm với những chậu hoa rực rỡ chắc chắn sẽ giúp ngôi nhà vừa xinh đẹp vừa đón được ánh nắng tự nhiên vào căn nhà. Phần sàn của ban công có thể lát gỗ có màu vân be kết hợp với trang trí những viên đá decor xung quanh vừa tạo cảm giác yên bình vừa giúp ban công mang đậm màu sắc Á Đông.

Ban công nhà phố
Ban công xanh dành cho phong cách Á Đông

Đối với những ai yêu thích phong cách Á Đông nhưng lại muốn hiện đại thì mẫu ban công nhà phố kết hợp giữa màu trắng trẻ trung của nền tường với khung sắt đen và một phần gạch trang trí ở ngoài ban công sẽ là một lựa chọn tuyệt vời. Phần gạch được thiết kế tỉ mỉ tuy chỉ chiếm diện tích nhỏ nhưng đã mang lại một không gian vừa trẻ trung vừa ấm áp.

trang trí ban công nhà phố
Mẫu thiết kế ban công đẹp hài hòa với thiên nhiên

>>>> ĐỌC NGAY: TOP 3 mẫu nhà phố tân cổ điển & Nguyên tắc thiết kế cần biết

2.4 Thiết kế ban công nhà phố phong cách công nghiệp

Với những căn nhà có diện tích tích nhỏ thì bạn nên lựa chọn mẫu thiết kế ban công theo phong cách công nghiệp. Mẫu thiết kế này mang đến một không gian năng động, phù hợp cho những ai yêu thích sự cá tính, mạnh mẽ. Những mẫu ban công nhà phố theo lối công nghiệp thường sẽ không cần phải thiết kế cầu kỳ nhưng bạn cần kỹ lưỡng trong việc lựa chọn vật dụng trang trí. Bởi không gian ban công khá chật hẹp, sẽ gây một cảm giác bí bách cho căn nhà nếu bạn bài trí quá nhiều vật dụng ở ngoài ban công.

Ban công nhà phố
Thiết kế ban công nhà phố kiểu công nghiệp thích hợp ngắm view

Thay vào đó hãy lựa chọn những món đồ thực sự cần thiết tùy vào mục đích sử dụng ban công của bạn nhé. Nếu bạn thích tạo ra một không gian ấm cúng thì một chiếc sofa mini trang trí với những ánh đèn nhỏ là rất là lý tưởng đấy. Còn nếu bạn yêu thích không gian rộng, thoáng mát, không gò bó thì bạn chỉ nên để 1 bộ bàn ghế nhỏ dùng để nhâm nhi tách trà kèm theo một chậu cây xanh là sẽ rất phù hợp rồi.

Ban công nhà phố
Không gian ấm áp với mẫu ban công công nghiệp

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Thiết kế mặt tiền nhà phố độc đáo, thông minh, thu hút ánh nhìn

2.5 Thiết kế ban công nhà phố phong cách Bohemian

Nếu bạn cảm thấy nhàm chán với những kiểu thiết kế ban công đơn giản, thông thường và muốn tạo điểm độc đáo, mới lạ cho nơi này thì hãy lựa chọn cách trang trí theo phong cách Bohemian. Nội thất sử dụng là các vật dụng tự đan bằng mây, tre và vải đem lại cảm giác đơn xơ, mộc mạc tạo nên không gian thư giãn cho người dùng. Để tăng thêm vẻ đẹp lung linh mỗi khi đêm xuống bạn có thể trang trí thêm những bóng đèn dây nơi ban công.

ban công nhà phố đẹp
Thiết kế ban công nhà phố phong cách Bohemian mang sự đơn xơn, mộc mạc

3. Những mẫu ban công nhà phố sang trọng, tối ưu công năng

3.1 Mẫu ban công nhà phố thành khu vườn

Hiện nay, các thành phố lớn đang có nhu cầu sử dụng thực phẩm sạch ngày càng cao, nhiều gia đình chọn cách trồng rau tại nhà để có thể đảm bảo được chất lượng về rau. Tuy nhiên nhà phố tại thành thị không có nhiều diện tích đất trống để bạn có thể thoải mái trồng những loại rau yêu thích. Vì vậy, để tối ưu bạn sử dụng ban công để trồng rau vừa giúp không gian sống trong lành, thêm xanh mát vừa có được nguồn thực phẩm tươi sạch.

ban công nhà phố
Ban công khu vườn tạo nên không gian sống trong xanh

3.2 Mẫu ban công nhà phố thành khu giặc phơi đồ

Đặc điểm những ngôi nhà phố không có nhiều không gian nên các gia chủ thường sẽ tận dụng khu vực ban công để thiết kế khu vực giặt phơi để tối ưu không gian sử dụng và đầy tiện lợi. Ý tưởng thiết kế ban công nhà phố đẹp này sẽ giúp bạn có thể tiết kiệm diện tích sinh hoạt rộng rãi, thoải mái cho các thành viên trong gia đinh.

ban công đẹp cho nhà phố
Sử dụng ban công nhà phố làm chỗ phơi giặt đồ tối ưu không gian sử dụng

3.3 Mẫu ban công nhà phố thành không gian tiếp khách

Thiết kế ban công thành nơi tiếp khách để thay đổi không khí gia chủ và tận hưởng được không gian trong lành, thư giãn. Ý tưởng giúp gia chủ tạo được điểm nhấn ấn tượng cho vị khách khi đến chơi ngôi nhà bạn. Tuy nhiên bạn nên cân nhắc đến tính chịu lực của ban công nhà phố để từ đó chọn đồ nội thất phù hợp giúp tăng thẩm mỹ cho ngôi nhà.

ban công đẹp cho nhà phố
Ban công nhà phố làm nơi tiếp khách mang đến không gian mới lạ, độc đáo

3.4 Trang trí ban công nhà phố thành góc thư giãn

Cây xanh nhỏ xinh luôn là ý tưởng trang trí ban công nhà phố tuyệt vời mang đến không gian xanh, tận hưởng thiên nhiên giữa lòng đô thị. Cây xanh không chỉ có tác dụng làm đẹp còn giúp lọc không khí, hạn chế bụi bẩn ảnh hưởng đến sức khỏe con người và tạo không gian nghỉ ngơi, thư giãn lý tưởng.

ban công nhà phố
Ban công tạo không gian thư giãn, xóa tan mệt mỏi

4. Nguyên tắc trong thiết kế ban công nhà phố

Quá trình thiết kế xây dựng là một công đoạn rất quan trọng khi thi công nhà ở. Và đối với ban công cũng vậy, để có một ban công đẹp cho nhà phố kiên cố, chắc chắn, đảm bảo an toàn thì bạn cần phải thiết kế cũng như đảm bảo đầy đủ các nguyên tắc khi xây dựng ban công. Hãy cùng MAP Design tìm hiểu xem những nguyên tắc cần phải chú ý khi thiết kế ban công là gì nhé.

4.1 Lên bản vẽ thiết kế chi tiết

Trước khi tiến hành xây dựng, bạn hãy tìm hiểu và lên một bản vẽ thiết kế cực kỳ chi tiết về việc xây dựng ban công nhà phố. Điều đó sẽ giúp bạn tính toán được điều gì cần thiết và không cần thiết cho ban công của nhà bạn. Đặc biệt là để ban công kiên cố vững chắc cũng như đẹp theo ý muốn của bạn thì cần phải có một đơn vị đứng ra hỗ trợ lên bản vẽ thiết kế trang trí ban công nhà phố cho bạn.

Ban công nhà phố
Cần phải lên bản vẽ chi tiết khi xây dựng ban công

>>>> XEM THÊM: 6 mẫu thiết kế nhà phố 6×17 & Cách dự trù chi phí xây dựng nhà

4.2 Đảm bảo độ an toàn

Ban công là một không gian nhô ra so với căn nhà, do đó sẽ rất nguy hiểm nếu như bạn thiết kế ban công không đảm bảo được sự an toàn. Những thiết kế tối thiểu nhất bạn cần phải có đó là cho xây dựng hệ thống khung chắn bảo vệ ban công, lắp đặt hệ thống kính bảo vệ kiên cố tránh trường hợp xấu có thể xảy ra. Ngoài ra trong quá trình thi công và xây dựng bạn cũng cần phải giám sát đảm bảo chắc chắn ban công được xây dựng chắc chắn và an toàn.

Ban công nhà phố
Đảm bảo sự an toàn khi thi công ban công nhà phố

>>>> KHÁM PHÁ NGAY: 8 mẫu nhà phố mặt tiền 6m đẹp ấn tượng, đa dạng kiểu dáng

4.3 Nâng cao yếu tố thẩm mỹ

Để giúp ban công nhà phố của bạn trở nên đẹp, hài hòa hơn thì quá trình lựa chọn phong cách thiết kế là một công đoạn cực kỳ quan trọng. Nếu bạn là một người yêu thích vẻ đẹp hiện đại, trẻ trung, năng động thì sẽ tập trung vào những món đồ nội thất có gam màu trắng hòa với trung tính. Nếu bạn yêu thích không gian để thư giãn thì nên bày trí ít đồ nội thất, thay vào đó hãy trồng nhiều cây xanh sao cho hài hòa và đơn điệu nhất.

mẫu ban công nhà phố
Đảm bảo tính thẩm mỹ hài hòa khi xây dựng ban công

4.4 Chú trọng đến yếu tố phong thủy

Một nguyên tắc không thể thiếu khi xây dựng ban công nhà phố là phải lưu ý đến những yếu tố phong thủy. Theo đó, ban công nên được xây dựng theo hướng Đông – hướng mặt trời mọc. Như vậy không chỉ giúp ban công đón được ánh nắng mặt trời ấm áp mà còn mang đến một nguồn năng lượng tích cực, những điều may mắn tốt lành cho ngôi nhà của bạn.

ban công nhà phố
Cần lưu ý và đảm bảo yếu tố phong thủy đối với ban công

4.5 Kích thước ban công nhà phố

Quy định về kích thước ban công được quy định tại Quyết định số 4/2008/QĐ-BTBXD. Cụ thể khi thiết kế thi công ban công cần tuân thủ theo kích thước sau:

  • Tính từ vỉa hè lên đến độ cao 3.5m, ban công sẽ được phép nhô ra không quá mức đường chỉ giới đỏ.
  • Các đường gờ chỉ hay bộ phận trang trí cho ban công chỉ được phép nhô ra không quá 0.2m
ban công nhà phố
Kích thước rộng rãi của ban công nhà phố

Ngoài ra khi thiết kế ban công độ nhô ra của ban công phải đảm bảo nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè tối thiểu 1m:

  • Không được làm ban công nhô ra khi lộ giới nhỏ hơn 7m.
  • Được phép nhô ra 0.9m khi lộ giới từ 7-11m.
  • Được phép nhô ban công tối đa 1.2m nếu lộ giới rộng 12-15m.
  • Ban công được xây dựng nhô ra tối đa 1.4m nếu lộ giới có độ rộng từ 16m trở lên.

4.6 Chiều cao ban công nhà phố đẹp

Để đảm bảo an toàn cho nhà phố cũng như đảm bảo tính thẩm mỹ cho lan can thì chiều cao làm can ban công nên để dao động từ 850mm – 1200mm. Chiều cao trên giúp hạn chế được những rủi ro không mong muốn khi ra ngoài ban công. Đặc biệt là các bạn nhỏ nghịch hoặc chơi ngoài khu vực ban công rất dễ sơ ý xảy ra trường hợp thương tâm.

ban công đẹp cho nhà phố
Dựa vào chiều cao của nhà để xây dựng ban công phù hợp

>>>> XEM NGAY: 9 mẫu mặt tiền nhà phố 5m “Sang – Xịn – Mịn” & Lưu ý thiết kế

5. Một số lưu ý khi thiết kế ban công cho nhà phố

Để có một ban công nhà phố đẹp, không mắc phải những sai lầm để mang đến một không gian đẹp nhất thì bạn cần phải chú ý những vấn đề khi thiết kế ban công nhà phố. Cùng tìm hiểu xem những lưu ý đó là gì nhé.

5.1 Xác định công năng sử dụng

Trước khi thiết kế và xây dựng bạn cần phải xác định mục đích sử dụng ban công của mình là gì, tránh trường hợp xây dựng ban công sai mục đích. Nếu bạn cần một không gian để thư giãn, tận hưởng không khí trong lành thì mẫu ban công với một chiếc bàn trà cùng với giàn cây xanh là một lựa chọn không tồi.

 ban công nhà phố
Xác định chức năng của ban công trước khi xây dựng

5.2 Trang trí ban công hợp lý

Thông thường một ban công nhà phố sẽ có diện tích khá nhỏ do đó việc nghiên cứu sử dụng những món đồ trang trí cho ban công là một vấn đề rất cần thiết. Để tránh tình trạng rối mắt, không khoa học thì bạn không nên trang trí quá nhiều vật dụng ở ngoài ban công. Thay vào đó hãy tiết chế và sử dụng những món đồ thực sự cần thiết với nhu cầu của bạn nhé.

 ban công nhà phố
Decor trang trí ban công đẹp

5.3 Quan tâm đến hệ thống ánh sáng

Một ban công nhà phố đẹp là nơi có thể ngắm nhìn ánh sáng ấm áp vào buổi sáng và thưởng thức hoàng hôn vào chiều tà. Do vậy hãy thiết kế một hệ thống chiếu ánh sáng dành cho khu vực này nếu như bạn là một người thích “chill” và ngắm nhìn thành phố. Bạn có thể mua những bộ dây đèn trang trí, hoặc đèn gắn tường có 2 màu chính là vàng và trắng để thay đổi tùy thuộc vào ánh sáng tự nhiên như thế nào nhé.

mẫu ban công nhà phố đẹp
Trồng cây xanh trước ban công đón ánh nắng tự nhiên

5.4 Sử dụng đồ vật phù hợp

Những đồ vật như: bàn trà, ghế uống trà, ghế thư giãn, chậu cây nhỏ,… là những món đồ rất phù hợp cho ban công nhà phố. Những vật dụng này vốn được thiết kế có kích thước nhỏ, rất phù hợp cho không gian nhỏ xinh của ban công. Còn nếu như bạn thích một không gian thoáng đãng, tối giản không quá cầu kỳ thì bạn nên trang trí những món vật dụng thực sự cần thiết với mục đích sử dụng. Bạn chỉ nên trang trí 2-3 món đồ ở ngoài ban công sao cho tối giản nhất có thể nhé.

ban công nhà phố
Lựa chọn nội thất trang trí ban công phù hợp

Sở hữu một ban công nhà phố với view ngắm nhìn khung cảnh xa xa là điều rất được mọi người quan tâm. Chính vì vậy mà bài viết trên đây của MAP Design đã tổng hợp và gợi ý cho bạn những mẫu ban công nhà phố đẹp được mọi người ưa chuộng gần đây. Mong rằng với những gợi ý, lưu ý trên sẽ giúp bạn thiết kế một không gian ban công vừa ý nhé.

Thông tin doanh nghiệp:

>>>> XEM THÊM:

5/5 - (1 bình chọn)
Báo giá